Đảm bảo an toàn khi vận hành theo quy định về xe gắn cẩu

Cập nhật ngay bài viết sau để làm rõ các quy định về xe tải gắn cẩu cùng Ô Tô Phú Mẫn mới được cập nhật Tháng 07/2023

Các quy định về xe tải gắn cẩu bạn cần biết

Có 3 quy định quan trọng nhất về dòng xe này như sau:

Quy định về người tham gia vận hành xe tải gắn đầu kéo

  • Qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.
  • Đã được đào tạo nghề nghiệp và có chứng chỉ lái xe cần cẩu tương ứng.
  • Nắm vững và tuân thủ nghiêm túc luật lệ giao thông.
  • Sử dụng đầy đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cung cấp theo quy định.
  • Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải hiểu rõ các tín hiệu qui ước để truyền thông tin cho nhau.
  • Công nhân móc tải phải thông hiểu TCVN 4244-2005, có kinh nghiệm trong việc treo móc và lắp đặt, cần biết tính toán và triển khai thực hiện công việc một cách an toàn.
  • Công nhân cần biết đọc và sử dụng biểu đồ tải của cần cẩu, cẩu tải, xe nâng, và có khả năng phân tích đánh giá các mối nguy hiểm trong quá trình làm việc.
Quy định về người tham gia vận hành xe tải gắn đầu kéo
Quy định về người tham gia vận hành xe tải gắn đầu kéo

Yêu cầu kiểm định xe tải gắn cấu

  • Sau khi thiết bị nâng được lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng.
  • Sau khi tiến hành cải tạo hoặc sửa chữa lớn cho thiết bị.
  • Sau khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng và đã hoàn tất việc khắc phục.
  • Trước khi hết hạn kiểm định hoặc tuân thủ thời hạn kiểm định theo yêu cầu của cơ sở quản lý sử dụng thiết bị nâng.
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Với trách nhiệm chung, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng các thiết bị nâng nêu trên phải tương tác chặt chẽ với cơ quan kiểm định theo quy định của pháp luật.

>>>Đọc thêm: Những điều cần biết về quy định xe chuyên dùng

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ của xe gắn cẩu

  • Kiểm tra kỹ các thiết bị an toàn như thanh chắn, bao che, đèn chiếu sáng, và thiết bị cảnh báo quá tải để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra xem có dầu hoặc nhiên liệu nào bị rò rỉ hay không và đảm bảo các seal vẫn kín chặt.
  • Nếu phát hiện đai ốc hoặc bulông lỏng, phải siết chặt lại và thay thế các bộ phận mất hoặc thiếu. Việc thay thế phải sử dụng các chi tiết dự phòng do nhà sản xuất cung cấp.
  • Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu động cơ, nước làm mát, dầu thuỷ lực và tất cả các vật tư tiêu hao và bôi trơn, chỉ sử dụng những vật tư đáp ứng tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo rằng các seal, nắp đậy và ống lót được lắp đặt chính xác trên tất cả các thiết bị.
  • Kiểm tra điều kiện và áp suất khí của các bánh xe và vành xe.
  • Trước khi khởi động xe cẩu, hãy đưa các cần điều khiển về vị trí trung gian.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ của xe gắn cẩu
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ của xe gắn cẩu

Duy trì khoảng cách an toàn giữa thiết bị nâng hoặc tải và đường dây điện theo quy định:

  • 1,5m đối với đường dây có điện áp đến 1KV
  • 2,0m đối với đường dây có điện áp đến 1-22KV
  • 4,0m đối với đường dây có điện áp đến 35-110KV
  • 6,0m đối với đường dây có điện áp đến 220KV
  • 9,0m đối với đường dây có điện áp đến 500KV

Một số mẹo giúp vận hành xe gắn cẩu một cách an toàn và hiệu quả

Trước khi tiến hành

  • Quan sát công suất nâng và bảng áp suất chân chống của xe cẩu. Đảm bảo áp suất bề mặt của các đệm chân chống không vượt quá công suất chịu tải của mặt đất, để tránh nguy cơ xe cẩu bị lật nhào.
  • Độ dài dầm chân bung ra phải tuân thủ hướng dẫn trong bảng công suất nâng. Tất cả các dầm chân cần có cùng độ dài trừ khi có hướng dẫn khác trong sổ tay vận hành.
  • Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê chống lún bằng tà vẹt và phải được hãm bằng thắng tay. Nếu cần, có thể chèn bánh để đảm bảo độ ổn định.
  • Nếu xe cần trục được trang bị chân chống, cần hạ chân chống xuống nền vững chắc và đặt các tấm lót đúng quy cách dưới chân chống

Tiến hành công việc

  • Không sử dụng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc, cần dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng không đều.
  • Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc chắn. Đối với các vật cồng kềnh, cần buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển.
  • Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng đứng. Thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để kiểm tra độ ổn định của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn thì mới được nâng lên đến độ cao cần thiết.
  • Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang, phải nâng tải trọng lên cao hơn vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét.
  • Luôn tập trung và chú ý cao độ vào công việc.
  • Đánh giá tải trọng trước khi nâng và sử dụng biểu đồ tải để lựa chọn góc nâng và khoảng bung cần phù hợp.
  • Không nâng quá tải, không nâng tải bằng cách ra cần, kéo lê tải với tang quấn là tuyệt đối nghiêm cấm.
  • Không được phép vận hành cẩu khi hệ thống an toàn (công tắc giới hạn nâng, công tắc giới hạn hạ) đang ở chế độ OFF.
Xe Tải Gắn Cẩu đi vào làm việc
Xe Tải Gắn Cẩu đi vào làm việc

Trên đây là một số quy định về xe tải gắn cẩu cũng như những yêu cầu cần thiết khi vận hành xe tải gắn cẩu bạn cần lưu ý, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp mời mời các bạn liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0906.639.577 – 1900.2525.34